16/12/2020
Mặc dù là nguồn năng lượng sạch nhưng điện mặt trời lại đặt ra một vấn đề nan giải là tấm pin mặt trời sẽ được xử lý như thế nào sau khi hết hạn sử dụng?
Xử lý tái chế phế thải pin mặt trời trên thế giới
EU là khu vực đầu tiên trên thế giới ban hành các đạo luật về phế thải điện tử nói chung và phế thải ĐMT nói riêng (Thông tư WEEE đối với phế thải PMT). Luật này của EU bao gồm các điều luật về thu gom, tái chế và tái sử dụng các tấm PMT phế thải cũng như trách nhiệm của các nhà sản xuất và cung cấp các tấm PMT. Theo WEEE, tất cả các nhà sản xuất hoặc nhập khẩu các vật liệu PMT, kể cả tấm PMT, phải đăng ký sản phẩm, trong đó tất cả các số liệu về tấm PMT phải được cung cấp đầy đủ, chi tiết. Hơn nữa, các nhà sản xuất và nhập khẩu phải chịu trách nhiệm việc thu gom, xử lý các tấm PMT phế thải do họ sản xuất hay nhập khẩu khi chúng hết thời hạn sử dụng.

Hệ luỵ từ rác thải điện năng lượng mặt trời.
Ở Ý, để thực hiện WEEE, một điều luật số 49 về quản lý các tấm PMT phế thải cũng đã được ban hành (the Legislative Decree No. 49 of 14 March 2014). Theo điều luật này thì các tấm PMT phế thải cần phải được xử lý tạo ra các nguyên vật liệu để có thể sử dụng lại như các vật liệu tự nhiên khác. Điều luật này còn định lượng rằng, ít nhất 75% (về khối lượng) các tấm PMT hết hạn phải được thu hồi và ít nhất 65% (về khối lượng) phải được tái chế. Tiếp theo, dự kiến sẽ nâng các chỉ tiêu nói trên lên 80% và 70%. Viện quốc gia về nghiên cứu và Bảo vệ Môi trường Ý được giao trách nhiệm theo dõi việc thực hiện điều luật trên. Hàng năm tổ chức này phải có báo cáo gửi đến “Bộ Bảo vệ Môi trường trên lãnh thổ và trên biển” về số lượng và phân loại các thiết bị điện và điện tử, trong đó có các tấm PMT hết hạn, có trên thị trường, để lên kế hoạch tái chế, tái sử dụng, và được phục hồi.
Tại Việt Nam
Thực tế tại Việt Nam, những quy định cụ thể liên quan đến việc xử lý tấm thu năng lượng mặt trời đã có. Điều này được thể hiện tại Thông tư 18/2020 của Bộ Công Thương quy định phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời, trong đó điều khoản yêu cầu về môi trường nói rõ: Trong quá trình vận hành hoặc khi kết thúc dự án điện mặt trời nối lưới, hệ thống điện mặt trời mái nhà, bên bán điện có trách nhiệm thu gom, tháo dỡ, hoàn trả mặt bằng và chịu trách nhiệm xử lý toàn bộ vật tư, thiết bị của các công trình điện mặt trời theo đúng quy định của pháp luật.
Một số ý kiến cho rằng quy định như vậy là khá chung chung và không có nhiều sự ràng buộc.

Đầu tư điện mặt trời ngày càng phổ biến tại Việt Nam.
Tuy Thông tư 18 không đề cập đến chế tài trong trường hợp chủ đầu tư không tuân thủ chấp hành, song, theo ông Dũng, Luật Xây dựng cũng như các nghị định hướng dẫn Luật xây dựng nêu rất rõ vấn đề này. Cụ thể, các công trình hết thời hạn, chủ đầu tư các công trình nói chung chứ không chỉ các công trình điện mặt trời hay thủy điện đều phải có trách nhiệm tháo dỡ và xử lý mặt bằng nhà máy đã xây dựng.
Mặt khác, công nghệ hoàn toàn xử lý được các tấm thu năng lượng mặt trời sau khi hết hạn sử dụng, hoàn toàn không phải là “chỉ có vứt đi, không thể tái chế”.
“Đã có những công ty ở Mỹ, Pháp xử lý những tấm thu năng lượng mặt trời. Khoa học công nghệ trong lĩnh vực này đang tiến bộ rất nhanh, tin tưởng rằng khoảng 20 năm nữa khi chúng ta có những tấm pin thải ra từ nhà máy, các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn làm được. Tôi có tiếp xúc với một số doanh nghiệp, họ nói muốn đầu tư vào lĩnh vực này nhưng thị trường còn nhỏ quá nên chưa thể làm. Tuy nhiên trong tương lai, họ sẽ coi đó là một lĩnh vực kinh doanh tốt”, ông Hoàng Tiến Dũng chia sẻ.Theo moitruong.net.vn
Trung tâm Công Nghệ và Quản Lý Môi Trường - ETM chuyên tư vấn các giải pháp xử lý chất thải, thiết kế hệ thống xử lý chất thải (khí thải, nước thải, chất thải rắn), đánh giá tác động môi trường ĐTM, hãy liên hệ SĐT: 028 3733 2121 , để được tư vấn miễn phí và đưa ra những giải pháp tối ưu nhất